Quan hệ đối tác xuyên quốc gia trong GDĐH

QUAN HỆ ĐỐI TÁC XUYÊN QUỐC GIA TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở TRUNG QUỐC: Sự đa dạng và phức tạp của các liên minh chiến lược tinh hoa

QUAN HỆ ĐỐI TÁC XUYÊN QUỐC GIA TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở TRUNG QUỐC: Sự đa dạng và phức tạp của các liên minh chiến lược tinh hoa

Mối quan hệ đối tác xuyên quốc gia giữa các trường ĐH có thể minh họa cho những thay đổi đang diễn ra về chính trị, xã hội, văn hóa trong khu vực giáo dục đại học. Dựa trên phân tích những dữ liệu thứ cấp từ số liệu thống kê của nhà nước, trang web của các trường ĐH và tổng thuật tư liệu nghiên cứu, bài viết này tập trung vào những quan hệ đối tác xuyên quốc gia ở Trung Quốc (TQ) nhằm soi sáng cho những mối quan hệ đa dạng giữa mạng lưới của các trường ĐH toàn cầu. Những mối quan hệ này phát triển trong một bối cảnh lịch sử, địa lý, xã hội và văn hóa nhất định; và việc phân tích những quan hệ đó trong những bối cảnh xã hội, văn hóa và địa lý khác nhau cho thấy rằng, ngay cả với những trường tinh hoa, quan hệ đối tác xuyên quốc gia vẫn là một thứ đa dạng và phức tạp. Bài này chứng minh rằng sự lan tỏa của quốc tế hóa dưới hình thức đối tác xuyên quốc gia không phải là một thứ đồng nhất mà trái lại, chịu ảnh hưởng của những nhân tố bối cảnh phức tạp. Điều này đôi khi còn làm mạnh thêm tình trạng bất bình đẳng trong hệ thống GDĐH toàn cầu.

 Tổng quan

Ngay từ buổi đầu của lịch sử giáo dục đại học (GDĐH), các trường ĐH đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chiều hướng xuyên quốc gia (Gunn and Minstrom, 2013) và ngay từ thuở đầu ấy đã có những hoạt động xuyên biên giới các nước. Tuy vậy, chỉ trong ba thập kỷ qua, quan hệ đối tác xuyên quốc gia mới trở thành ngày càng nổi bật, và là tâm điểm đầy phức tạp và mâu thuẫn giữa hợp tác và cạnh tranh (Oleksiyenko and Yang, 2015). Mặc dù trong lịch sử, quan hệ đối tác xuyên quốc gia trong GDĐH tập trung vào nghiên cứu và phát triển tri thức chuyên ngành, nhưng về sau, những chương trình đào tạo xuyên biên giới – nơi sinh viên theo học tại đất nước mình một phần hoặc toàn bộ chương trình lấy bằng ngoại quốc – đã nổi lên như một thành tố nổi bật của hiện tượng quốc tế hóa xuyên quốc gia (Huang, 2007; Trahar, 2015). Mối quan hệ đối tác giáo dục toàn cầu đang trở nên đa dạng và ngày càng quan trọng theo nhiều cách khác nhau. Sự trỗi dậy của quan hệ đối tác xuyên quốc gia ở UK đã phản ánh những gì cũng đang diễn ra trên toàn cầu, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng ở Đông Á với Malaysia, Singapore, TQ, là ba nước đứng đầu trong những hoạt động này (HESA, 2015).

GDĐH xuyên quốc gia ở TQ cũng tăng trưởng mạnh trong ba thập kỷ qua, hiện nay có khoảng hơn ba ngàn chương trình đào tạo liên kết (CT ĐTLK) được nhà nước cấp phép (Fang, 2012). Tuy vậy, CT LK ĐT vận hành khác nhau trong những bối cảnh khác nhau. Ở TQ, điểm nhấn là mối quan hệ hợp tác được kiểm soát chặt chẽ, cùng đầu tư dưới hình thức hai bên cùng bỏ vốn (đất đai, quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu và hệ thống quản lý) (Fang, 2012). Mục đích thực sự của các CT ĐTLK này thường là khác nhau ở những nước khác nhau. Theo một số tác giả TQ (Huang, 2006; Hou et al., 2014), động cơ tham gia vào các CT ĐTLK của UK chủ yếu là về tài chính, còn phía TQ thì động lực là mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục quốc tế cho nhiều người hơn.

Mối quan tâm nghiên cứu quanh khái niệm đối tác xuyên quốc gia cũng bắt đầu mạnh mẽ hơn (Oleksiyenko, 2015) và có sự tăng trưởng rất rõ nét các ấn phẩm nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này kể từ năm 2006 (Caruana and Montgomery, 2015), trong đó có những sáng kiến của các chương trình hợp tác nghiên cứu ở Châu Âu và những nghiên cứu do Hội đồng Anh thực hiện. Mặc dù có sự gia tăng ấy, Oleksiyenko and Yang (2015) lưu ý rằng rất thiếu những nghiên cứu về mối quan hệ đối tác và những chính sách liên đới hay những thách thức đặt ra, nhất là với những lực lượng kinh tế mới nổi trong các quốc gia BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, TQ, và Nam Phi), đặc biệt là TQ.

Bài này tập trung vào quan hệ đối tác xuyên quốc gia ở TQ và xem xét những ảnh hưởng của bối cảnh văn hóa xã hội và địa chính trị đối với sự đa dạng và phức tạp của những quan hệ đối tác toàn cầu của TQ. Bài viết sẽ trình bày bản chất của quan hệ đối tác xuyên quốc gia ở TQ, có tính đến sự khác biệt giữa các vùng trong nước, và tập trung vào các trường tinh hoa trong dự án 211 và 985 của TQ. Trước hết, bài viết sẽ thảo luận về khái niệm đối tác xuyên quốc gia (transnational partnership), rút ra từ tư liệu nghiên cứu đã có và tham khảo những dẫn chiếu tới quan điểm lịch sử về đối tác xuyên quốc gia. Hai, bài viết phác họa bản đồ vị trí địa lý của các liên minh tinh hoa của các trường ĐH TQ như một phương tiện minh họa khoảng cách giữa các trường đô thị miền Đông và các trường nông thôn phía Tây phản ánh trong vị trí địa lý của các trường tinh hoa, và ý nghĩa của nó đối với việc tiếp cận ĐH của người dân (Yang, 2014). Ba, bài viết này tập trung vào các quan hệ đối tác do một số trường tinh hoa thiết lập, các trường này thuộc về nhóm C9, được định nghĩa là nhóm các trường tinh hoa, tức những trường hàng đầu trong các dự án 985 và 211 sẽ được giải thích dưới đây. Hai trường hợp cụ thể với những bối cảnh địa lý và văn hóa xã hội khác nhau sẽ được khảo sát sâu hơn nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của sự đa dạng trong bối cảnh của quan hệ đối tác. Cuối cùng, bài viết đưa ra một số kết luận về mối quan hệ giữa sự phát triển các liên minh tinh hoa ở TQ và hiện tượng quốc tế hóa trong GD ĐH ở một phạm vi rộng lớn hơn.

Về nghiên cứu này

Những nhận định trong bài viết này rút ra từ ba loại chứng cứ. Trước hết là tổng thuật có hệ thống tư liệu nghiên cứu đã được công bố trên các tập san khoa học và các nguồn khác về chủ đề quan hệ đối tác xuyên quốc gia. (Caruana and Montgomery, 2015), tập trung vào các công trình do những học giả không phải là người phương Tây thực hiện (…). Người viết thực hiện phân tích thứ cấp những tư liệu này và thu hẹp vấn đề nhằm tập trung vào GD ĐH xuyên quốc gia ở TQ, các liên minh tinh hoa, và ý nghĩa của quan hệ đối tác trong GD ĐH.

Nguồn chứng cứ thứ hai là phân tích các văn bản của Bộ Giáo dục TQ liên quan tới vị trí và bản chất của các quan hệ đối tác của GD ĐH TQ. Tác giả đã tiếp cận những thống kê của Bộ GD TQ trên trang web chính thức của Bộ bằng tiếng TQ và được dịch sang tiếng Anh. Dữ liệu mới nhất được Bộ GD thu thập là năm 2012 và 2013 (…). Người viết đã thu thập ba loại dữ liệu chính: (1) sự phân bố địa lý của các trường tinh hoa ở TQ, vẽ sơ đồ số lượng trường tinh hoa và các trường thông thường trong các tỉnh khác nhau của TQ; (2) các đối tác quốc tế của 11 trường tinh hoa của TQ, bao gồm 9 trường trong nhóm C9 và 2 trường được nêu như trường hợp điển hình, hai trường này vừa thuộc Dự án 985 vừa thuộc Dự án 211. Dữ liệu của Bộ GD TQ về các quan hệ đối tác được phân tích riêng để nắm bắt những khía cạnh khác về mối quan hệ giữa các trường, bao gồm các chương trình hợp tác và trao đổi, các chương trình cấp bằng đôi, hợp tác nghiên cứu, cũng như “hợp tác đào tạo và vận hành nhà trường”, một thuật ngữ TQ để chỉ đào tạo xuyên quốc gia; (3) những tư liệu dẫn chiếu cụ thể tới vị trí địa lý của những trường có chương trình LK ĐTQT trong cả nước. Sự phân bố các quan hệ đối tác của từng tỉnh được phác họa dựa trên dữ liệu này. Dữ liệu này cũng được thu thập từ trang web chính thức của Bộ GD TQ.

Nguồn chứng cứ thứ ba bao gồm kết quả rà soát chi tiết trang web của hai trường, và dịch sang tiếng Anh khi cần. Thêm vào đó, các văn bản chính sách liên quan cũng được thu thập để khảo sát các quan hệ hợp tác và đối tác quốc tế của hai trường, trong đó họ công bố mục tiêu của việc hợp tác.

Quan hệ đối tác xuyên quốc gia trong GD ĐH toàn cầu

Quan hệ đối tác giữa các trường ĐH trên toàn thế giới là một thành tố căn bản của hiện tượng quốc tế hóa trong thế kỷ 21. Yang và Xie (2015:66) nói rằng toàn cầu hóa đã đặt mạng lưới quốc tế của các trường ĐH trong tư thế “được tiêm thuốc kích thích”. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của quan hệ đối tác xuyên quốc gia giữa các nhóm trường trên toàn cầu tiêu biểu cho những thay đổi cơ bản trong cái cách làm việc cùng nhau của các trường cũng như cách mà họ xây dựng nên trường mình. Đối tác, mạng lưới, và các liên minh toàn cầu đã trở nên những vấn đề có tầm quan trọng chiến lược và “các trường có thể nhận ra giá trị to lớn của việc gắn kết với các liên minh…Các liên minh ĐH toàn cầu tạo ra những lợi thế hợp tác rất đáng kể cho các trường thành viên” (Gunn and Mintrom, 2013: 180). Những mối quan hệ đối tác giữa những lực lượng kinh tế chính trị mới nổi toàn cầu đang trở nên ngày càng nổi bật, với những nước được gọi là nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ân Độ, Trung Quốc và Nam Phi), là những nước đầu tư rất mạnh cho một nhóm nhỏ các trường tinh hoa nhằm cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu (Oleksiyenko and Yang, 2015).

Tuy nhiên, quan hệ đối tác xuyên quốc gia giữa các nhóm trường ĐH thì phức tạp, đầy mâu thuẫn và được phát triển trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt, mà Oleksiyenko and Yang (2015) gọi là “quan điểm vừa hợp tác vừa cạnh tranh”. Marginson (2015) lưu ý rằng bức tranh toàn cảnh của GD ĐH thế giới đang dãn ra theo chiều thẳng đứng, nghĩa là đẳng cấp cao thấp trong thang bậc của các trường ngày càng nổi rõ. Sự phân tầng này và sự phát triển mạnh mẽ của xếp hạng toàn cầu (Kehm, 2014) có ảnh hưởng đáng kể tới các quan hệ đối tác. Ảnh hưởng ngày càng tăng của xếp hạng trùng hợp với làn sóng hiện đại hóa, thị trường hóa, và cải cách GD ĐH trong nhiều bối cảnh khác nhau ở các nước, khiến việc xếp hạng và hiện tượng thị trường hóa có tương tác lẫn nhau (Locke, 2014), còn các trường ĐH thì mắc kẹt trong vòng xoáy này. Tầm quan trọng của xếp hạng ĐH đã vượt xa ý nghĩa ban đầu của nó, là một công cụ hỗ trợ người học chọn trường; giờ đây nó là một hình thức định vị quốc gia có ý nghĩa chính trị và kinh tế cũng như có ảnh hưởng tới việc lựa chọn đối tác (Locke, 2014), nhất là với các hoạt động nghiên cứu vốn ngày càng cần hợp tác và tăng tính cạnh tranh trên toàn cầu (Horta, 2009). Các bảng xếp hạng đặt ra trật tự cao thấp cho các trường và thúc đẩy một thứ “văn hóa thứ hạng” (Marginson, 2014). Vai trò và vị trí đang thay đổi trong GD ĐH toàn cầu: chiến lược của TQ đang tạo ra những tác động rõ rệt, chẳng hạn với Hong Kong, vì đây không còn là tâm điểm độc nhất của các đối tác quốc tế trong khu vực Đông Á như trước nữa (Ng, 2011).

Một điểm quan trọng cần lưu ý là quan hệ đối tác trong GDĐH có một ý nghĩa lịch sử, xã hội, chính trị, văn hóa đồng thời chịu ảnh hưởng của vị trí địa lý. Có thể có những mâu thuẫn về giá trị, tầm nhìn, mục tiêu, những thứ có thể đặt mối quan hệ này vào tâm điểm của tranh giành quyền lực và điều này có thể trở thành chướng ngại cho việc hợp tác (Oleksiyenko, 2014). Bối cảnh lịch sử có ảnh hưởng lớn đối với các quan hệ đối tác, bởi những mối hợp tác được xây dựng trong bối cảnh lịch sử của từng nước, cũng như trong đặc điểm của từng hệ thống GD ĐH. Truyền thống phương Tây có ảnh hưởng mạnh mẽ với GD ĐH của cả phương Đông và phương Tây (ví dụ, cả UK và TQ). Quan hệ đối tác trong GD ĐH gắn với bối cảnh của chủ nghĩa thực dân, tình trạng thiếu cân bằng, và không bình đẳng vốn có nguồn gốc lịch sử và vẫn còn ảnh hưởng tới ngày nay (Yang and Xie, 2015). GD ĐH là một phần không thể tách rời của cơ chế thực dân và là nơi mà thái độ thực dân chẳng bao giờ thay đổi (Yang and Xie, 2015). Mặc dù quan hệ đối tác trong GD ĐH là nhằm mục tiêu định vị lợi ích quốc gia trong lịch trình hành động của toàn cầu, hầu hết các nước kể cả TQ đều có xu hướng ưa thích và ưu tiên cho những quan hệ đối tác với các trường ĐH phương Tây; và khái niệm cạnh tranh toàn cầu vẫn đang được định nghĩa bởi phương Tây (Oleksiyenko and Yang, 2015). Bởi thế ta có thể nhận thức về mạng lưới toàn cầu như là một con dao hai lưỡi, một thứ cần được đi cùng với nhận thức lịch sử và cảm nhận về bối cảnh (Yang and Xie, 2015: 87).

Quan hệ đối tác được xây dựng trong môi trường phức tạp của cơ chế thẩm quyền, bản sắc, cách đánh giá chủ quan của mỗi người về cơ chế và tổ chức ở mọi cấp (Djerasimovic, 2014). Bởi vậy, so sánh sự phát triển và bản chất của các quan hệ đối tác toàn cầu trong GD ĐH ở những bối cảnh quốc gia khác nhau là điều cực khó, do sự phức tạp và đa dạng của bối cảnh kinh tế, chính trị và văn hóa của các trường. Altbach and Bassett (2014) cho rằng, so sánh sự hợp tác giữa các nước BRICS chẳng hạn, chẳng có bao nhiêu giá trị, vì môi trường GD ĐH của từng nước rất phức tạp. Điều này cho thấy rõ vai trò mạnh mẽ của bối cảnh lịch sử và văn hóa xã hội đối với các quan hệ đối tác.

Các nhóm trường và các liên minh ĐH: Các trường ĐH tinh hoa của TQ và UK

Quan hệ đối tác được xây dựng giữa các trường ĐH trên toàn cầu là một phần của các mạng lưới đa phương phức tạp, và các liên minh bao giờ cũng được xây dựng trong những bối cảnh lịch sử, chính trị, và văn hóa xã hội nhất định (Yang and Xie, 2015). Sự hình thành của những “nhóm công tác” ở Anh là một ví dụ cho thấy các trường Anh quốc đang nỗ lực xây dựng một bản sắc riêng và thiết lập một liên minh có tính chất thứ bậc với các trường khác (Filippakou and Tapper, 2015). Có một số nhóm như thế chẳng hạn Million + và Guild HE, cũng như Russell Group, một nhóm các trường Anh quốc được xem là tinh hoa đại diện cho 24 trường ĐH nghiên cứu của Anh, là những trường có thành tích nổi bật về giảng dạy, nghiên cứu và xây dựng quan hệ với khu vực công và với các doanh nghiệp (Filippakou and Tapper, 2015). Mặc dù việc trở thành thành viên của nhóm Russell Group phải dựa trên uy danh nổi bật của nhà trường, vẫn có sự đa dạng trong nhóm này, từ Oxford, Cambridge tới Cardiff hay Glasgow. Hai trường đầu là những trường đặc biệt nổi tiếng, vốn là một phần của hệ thống ĐH xứ Wales và Scotland, với nhiều đặc điểm khác với hệ thống Anh, ít ra là về vấn đề học phí (Filippakou and Tapper, 2015).

Trong ba thập kỷ vừa qua, TQ đã rất quyết tâm thực hiện một cuộc cải cách mạnh mẽ trong GD ĐH, bằng mức độ đầu tư cực kỳ to lớn cho việc xây dựng năng lực cho một nhóm nhỏ các trường ĐH nhằm đạt dược một vài trường DH đẳng cấp quốc tế có thể cạnh tranh toàn cầu. Dự án 211 khởi xướng năm 1995 đến 2011 đã đầu tư mạnh cho 12 trường ĐH để “nâng cấp nhân tài và phát triển một số chuyên ngành nhằm đương đầu với những thách thức của thế kỷ 21” (Bộ GD TQ, 2013a). Giai đoạn đầu, Dự án đã chi 2,2 tỉ USD. Bên cạnh đó là Dự án 985 khởi xướng năm 1999, tài trợ rất mạnh cho 39 trường được chọn nhằm đẩy mạnh tiến trình quốc tế hóa và xây dựng các trường này thành những trường tinh hoa đạt đến đẳng cấp quốc tế (Bộ GD TQ, 2013). Bảng 1 cho thấy các trường tinh hoa của TQ bao gồm 9 trường hàng đầu thuộc nhóm C9, tương đương với nhóm các trường ĐH nghiên cứu có tên Russell Group của UK. Bảng này cũng cho thấy 2 trường vừa có tên trong dự án 211 vừa có tên trong Dự án 985, nhưng không thuộc nhóm C9. Hai trường này sẽ được nói kỹ hơn ở phần sau. Có thể tìm được danh sách đầy đủ các trường tinh hoa và các trường bình thường trên trang web của Bộ GD TQ (www.moe.edu.cn)

Bảng 1: Các trường ĐH tinh hoa của TQ (xem bản pdf,mục Bản tin)

Mối quan hệ đối tác của các trường này với các trường UK và sự liên hệ của họ với các nhóm trường tinh hoa của UK sẽ được trình bày như một ví dụ tiêu biểu (Filippakou and Tapper, 2015). Một phân tích ví dụ về quan hệ đối tác với UK của ba trường tinh hoa ở Q (hai trường thuộc nhóm C9 và một trường trong nhóm 985/211) được thực hiện dựa trên tư liệu của Bộ GD TQ.

Phân tích này cho thấy các trường tinh hoa TQ hầu như chỉ xây dựng liên hệ với các trường UK trong nhóm Russell Group, tức các trường hàng đầu trong các bảng xếp hạng ĐH toàn cầu và được biết tới như những trường ĐH nghiên cứu mạnh. (Filippakou and Tapper, 2015). Bảng 2 cho thấy quan hệ đối tác với UK của ĐH Bắc Kinh, một trường thuộc nhóm C9, và cho thấy tuyệt đại đa số đối tác của ĐH Bắc Kinh là những trường uy tín bậc nhất như Oxford, Cambridge, và Durham.

Mô hình này lặp lại ở cả ba trường TQ đề cập đến trong nghiên cứu này như ĐH Giao thông Thượng Hải có đối tác là các trường Oxford, Cambridge và University of London. Cả hai trường thuộc nhóm C9 trong Bảng 1 và 2 đều có đối tác chủ yếu là ở UK, cả ba trường trong nghiên cứu này đều có quan hệ với ít nhất là 1 trường ở Scotland và thành lập sau năm 1992 trong danh sách đối tác của họ.

Thêm nữa, trong khi phân tích dữ liệu chúng tôi cũng lưu ý tới các hình thức đối tác được thiết lập, theo phân loại của Bộ GD TQ bao gồm trao đổi giảng viên, giao lưu sinh viên, các chương trình cùng cấp bằng, hợp tác nghiên cứu, giao lưu học thuật, cùng hợp tác vận hành nhà trường, và trao đổi thông tin. Dữ liệu cho thấy rõ là việc thiết lập quan hệ đối tác đối với các trường tinh hoa Trung Quốc là một hành động chiến lược và có mục đích rõ ràng. Ví dụ, việc hợp tác với các trường thành lập sau năm 1992 có mục đích chủ yếu nhằm trao đổi sinh viên. Đối tác giữa East China Normal University với Nottingham Trent University ở Anh được đánh dấu là nhằm mục đích trao đổi sinh viên hơn là trao đổi giảng viên hay nghiên cứu hoặc đào tạo liên kết. Bảng 4 cho thấy các quan hệ đối tác của East China Normal University, cùng với mục đích của từng mối quan hệ (..). Lưu ý là đối tác duy nhất cho mục đích nghiên cứu là UCL Institute of Education, University College London, một viện nghiên cứu hàng đầu của UK trong nhiều bảng xếp hạng toàn cầu.

Với các chương trình đào tạo liên kết, bức tranh cũng tương tự: các trường tinh hoa TQ tìm cách xây dựng quan hệ đối tác với những trường có thứ hạng cao trên toàn cầu. Theo thống kê của Bộ GD TQ có 577 trường TQ có tổ chức các chương trình đào tạo LKQT, chiếm 21% tổng số trường đại học ở TQ. Tuy vậy, chỉ 75% các trường này nằm trong nhóm 985 và 211 (MoE, 2013b). Điều này gợi ý là các trường tinh hoa đứng trước nhiều rủi ro hơn khi tổ chức các chương trình đào tạo LKQT (Hou et al., 2014). Nhiều nghiên cứu cho thấy một sự khác biệt trong cách các trường tinh hoa và các trường thành lập sau năm 1992 tiếp cận các chương trình đào tạo LKQT, trong đó các trường mới ở UK và các trường nằm ngoài nhóm tinh hoa của TQ đang có những chuẩn bị tốt hơn cho những chương trình đào tạo ở nước ngoài được xác nhận chất lượng (Fang, 2012; Hou et al., 2014; Bennell and Pearce, 2003).

Bảng 4: Đối tác của East China Normal ở UK

Địa lý, nhân khẩu học và mức độ tập trung trong GDĐH ở TQ

TQ có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh hình thành từ 23 tỉnh, 4 khu (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và Chung Kinh), 5 khu vực tự trị (Guangxi, Nội Mông, Tây Tạng, Ningxia, và Xinjiang); 2 đặc khu (Hong Kong và Macao) (Travel China Guide, 2015). Hình 1 minh họa các tỉnh và cho thấy sự phân chia TQ thành các khu vực miền Đông, miền Trung và miền Tây.

Vùng đông dân nhất và đô thị hóa nhất của TQ là miền Trung và miền Đông với những khu vực chung quanh Bắc Kinh và Thiên Tân, những vùng chung quanh Thượng Hải, Hong Kong và những tỉnh phía đông của Quảng Đông và Jiangsu hiện là những nơi đông dân nhất. Vùng ít dân cư nhất là phía Tây của Qinghai và Xinjiang xa nhất về phía Tây là nơi ít người nhất (Waugh, 2009). Nếu vẽ một đường phân chia khu vực miền Đông, miền Trung với miền Tây, nó sẽ cho thấy miền Đông và miền Trung chiếm tới 40% đất đai và 94% dân số của quốc gia, trong khi miền Tây chiếm 60% đất đai và chỉ chiếm 6% dân số. Điều này minh họa cho sự khác biệt sâu sắc giữa các vùng miền ở TQ. Những vùng đông dân cũng đồng thời là những vùng có tính chất đô thị hóa và công nghiệp hóa cao của quốc gia.

Có một mối quan hệ nổi bật giữa mật độ dân số và mức độ tập trung các trường ĐH ở TQ. Dữ liệu từ website của Bộ GD TQ (www.moe.edu.cn) cho thấy sự khác biệt cực lớn về nhân khẩu học giữa miền Tây và miền Đông được phản ánh trong vị trí và mức độ tập trung các trường ĐH. Điều nổi bật nhất, và cũng rất rõ đối với nghiên cứu này, là những trường ĐH tinh hoa (trong nhóm C9, 211, và 985) đều tập trung ở miền Đông và miền Trung. Những trường không thuộc nhóm nay thì nằm rải rác khắp nước, dù là vẫn tập trung nhiều hơn ở hai khu vực miền Đông và miền Trung. Hình 2 cho thấy phân bổ số lượng các trường không thuộc nhóm tinh hoa trên cả nước, minh họa sự khác biệt giữa các vùng nói chung.

Tuy nhiên, khi ta đối chiếu với sự phân bố của các trường tinh hoa trong nhóm 211, có thể thấy rõ là nó còn mất cân bằng hơn trong nội bộ nhóm này, vì các trường có đẳng cấp đều tập trung ở Bắc Kinh, Jiang su và Thượng Hải. Hình 3 cho thấy, khi so sánh sự phân bổ các trường tinh hoa và không tinh hoa, các trường tinh hoa tập trung còn cao hơn nhiều ở những vùng đô thị hóa và giàu có của TQ.

Điều này thể hiện rằng, Bắc Kinh và Thượng Hải chứa phần lớn các trường tinh hoa, vì hầu hết đều nằm tại đây. Nhóm 985 cũng tương tự, chủ yếu nằm tại các vùng đô thị hóa.

Dữ liệu này cho ta thấy nhìn chung có một sự khác biệt trong sự phân bố các trường ĐH trên các vùng miền của cả nước và sự nghiêng lệch trong sự phân bố các trường ĐH tinh hoa mạnh mẽ hơn gấp bội: 60% các trường thuộc nhóm 211 và 72% các trường thuộc nhóm 985 nằm tại miền Đông so với 48% các trường không thuộc nhóm tinh hoa. Bức tranh về sự phân bổ vùng miền không quân bình này hoàn toàn giống với sự phân bổ của các quan hệ đối tác giáo dục quốc tế (Hou et al., 2014).

Cần lưu ý là quy mô nhập cư từ nông thôn vào thành thị rất lớn ở TQ. Tổng cục Thống kê TQ ước lượng đến cuối năm 2009, có khoảng 145 triệu người từ nông thôn nhập cư vào thành thị, một nửa trong đó là người trẻ tuổi (National Bureau of Statistics, 2011; Chiang et al., 2012). Tuy vậy, phần lớn những người nhập cư này là ít học, với 70% chưa có bằng trung học (National Bureau of Statistics, 2011; Chiang et al., 2012). Với đặc điểm cách biệt rất rõ giữa nông thôn và thành thị ở TQ, điều này cho ta thấy sự cung ứng giáo dục bậc cao của TQ phản ánh bức tranh về sự phân bổ kinh tế và gợi ý về sự phân hóa xã hội trong tiếp cận ĐH đặc biệt là tiếp cận các trường ĐH tinh hoa (Chiang et al., 2015; Marginson, 2015). Điều này là một minh chứng cho thấy có một mối liên hệ giữa nhóm các trường tinh hoa và những vùng đông dân, phát triển về kinh tế. Marginson (2015) nêu ra mối liên hệ giữa bất bình đẳng về kinh tế, trật tự xã hội và giáo dục đại học; lưu ý rằng việc tiếp cận những trường tinh hoa bị phân hóa một cách cực kỳ sâu sắc giữa các nhóm xã hội khác nhau (Marginson, 2015: 4). Dữ liệu trên đây làm rõ thêm nhận định này rằng có một mối liên hệ giữa mức độ tập trung về mặt địa lý của các trường tinh hoa ở những vùng đô thị cho thấy sự cách biệt nông thôn và thành thị, hay nói rõ hơn, sự phân chia giàu nghèo ở TQ, mà cho thấy rằng điều này được phản ánh rất rõ trong việc cung ứng giáo dục bậc cao.

Hình 1: Bản đồ các tỉnh của TQ (Shen, 2015)

Có một mối tương quan nổi bật giữa mức độ đông dân và mức độ tập trung của các trường ĐH ở TQ. Dữ liệu thu thập từ Bộ GD TQ (www.moe.edu.cn) cho thấy sự khác biệt cực lớn trong bản đồ nhân khẩu học từ phía Tây đến phía Đông của TQ phản ánh trong vị trí và mức độ tập trung của các trường ĐH. Điểm nổi bật trong nghiên cứu này là, dữ liệu cho thấy rất rõ các trường ĐH tinh hoa của TQ (tức các trường trong nhóm C9, 211, và 985) tập trung ở miền Đông và miền Trung với mức độ lớn hơn nhiều so với những nhóm trường khác. Những trường nằm ngoài nhóm tinh hoa thì trải rộng hơn trên nhiều địa bàn, mặc dù vẫn tập trung nhiều hơn ở miền Đông và miền Trung. Hình 2 cho thấy con số các trường không tinh hoa ở các tỉnh khác nhau của TQ, minh họa cho sự phân bố không đồng đều của các trường xét về mặt địa lý.

Tuy vậy, khi so sánh với sự phân bố của các trường tinh hoa trong nhóm 211, rõ ràng là nó còn không đồng đều hơn nữa trong nội bộ nhóm 211. Một số lớn các trường trong nhóm này tập trung ở Bắc Kinh, Jiangsu và Thượng Hải. Hình 3 cho thấy, so với sự phân bổ của các trường không tinh hoa, thì các trường tinh hoa tập trung rất rõ ở những vùng đô thị hóa giàu có của quốc gia.

Hình 2: Số lượng các trường không tinh hoa của TQ ở các tỉnh khác nhau

Hình 3: Số trường trong nhóm 211 ở các tỉnh khác nhau

Bức tranh này cũng nhất quán đối với các trường trong nhóm 985. Hình 4 cho thấy Bắc Kinh và Thượng Hải là nơi đặt cơ sở của hầu hết các trường trong nhóm tinh hoa. Nhóm 985 tập trung ở vùng đô thị hóa nhiều hơn so với nhóm không tinh hoa.

Những dữ liệu này cho thấy rằng có một sự khác biệt chung trong việc phân bố các trường ĐH ở các vùng miền Đông, miền Trung và miền Tây của TQ, trong đó mức khác biệt trong việc phân bố các trường tinh hoa lớn hơn nhiều. 60% số trường trong nhóm 211 và 72% các trường trong nhóm 985 nằm ở phía Đông trong khi chỉ 48% các trường không tinh hoa nằm tại khu vực này. Bức tranh phân bổ địa lý không đồng đều này tương tự như bức tranh về các chương trình đào tạo xuyên quốc gia ở TQ (Hou et al., 2014).

Điều quan trọng cần lưu ý là quy mô của sự nhập cư từ nông thôn vào thành thị là cực lớn ở TQ. Tổng cục Thống kê TQ ước tính đến cuối năm 2009, có khoảng 145 triệu người từ nông thôn đổ về thành thị, trong đó 50% là người trẻ. Tuy thế, hầu hết họ là người ít học, 70% chưa học hết phổ thông (National Bureau of Statistics, 2011; Chiang et al., 2012). Với những đặc điểm khác biệt giữa thành thị và nông thôn ở TQ, điều này cho thấy sự mất cân bằng trong phân bổ địa lý các trường đã phản ánh sự phân bổ kinh tế không đồng đều giữa các vùng đô thị miền Đông và miền Trung. Dữ liệu này cũng gợi ý một sự khác biệt có ý nghĩa xã hội trong việc tiếp cận đại học và nhất là tiếp cận các trường tinh hoa. (Chiang et al., 2015; Marginson, 2015). Điều này hỗ trợ cho nhận định có một sự liên quan giữa nhóm các trường tinh hoa với những vùng và nhóm cư dân có lợi thế về kinh tế. Marginson (2015) đã chỉ ra sự liên hệ giữa bất bình đẳng kinh tế, trật tự xã hội và giáo dục đại học. Ông nêu lên rằng việc tiếp cận các trường tinh hoa bị phân hóa cực kỳ sâu sắc ở những tầng lớp xã hội khác nhau (Marginson, 2015: 4). Dữ liệu trên đây đã minh họa cho luận điểm ấy, rằng có một mối quan hệ giữa mức độ tập trung về mặt địa lý của các trường tinh hoa trong những vùng đô thị hóa, tạo ra sự phân hóa giữa thành thị và nông thôn, nói rõ hơn là sự phân hóa giữa giàu và nghèo ở TQ, và cho thấy rằng điều này được phản ánh rất rõ trong việc cung ứng GD ĐH của các trường tinh hoa.

Hình 4: Phân bố của các trường trong nhóm 985 ở các tỉnh khác nhau

Sự đa dạng của các quan hệ đối tác trong các trường tinh hoa ở TQ: Hai trường hợp minh họa

Phần này xem xét hai trường hợp, tập trung vào các đặc điểm và bản chất của các quan hệ đối tác của từng trường như một phương tiện minh họa cho sự đa dạng và phức tạp của các quan hệ đối tác trong những trường tinh hoa của TQ. Chiến lược chung của mỗi trường được diễn giải từ dữ liệu về các quan hệ đối tác của họ, cũng như từ một vài chủ đề khả dĩ liên quan. Hai trường hợp này cho thấy rõ ảnh hưởng của lịch sử nhà trường, vị trí địa lý, cũng như bối cảnh văn hóa xã hội của việc phát triển các quan hệ đối tác quốc tế. Vì dữ liệu lấy từ các nguồn công khai, tên trường không cần phải ẩn danh. Giới hạn của những dữ liệu này cũng sẽ được nêu ra, vì những hồ sơ này chủ yếu lấy trên trang web của các trường, và những gì được miêu tả trên trang web thì không phải lúc nào cũng phản ánh đầy đủ quan điểm của những người liên quan. Nó chỉ cho thấy một quan điểm về bản chất của mối quan hệ hợp tác.

East China Normal University: Đem thế giới đến với Thượng Hải

East China Normal University (Trường ĐH Sư phạm Đông Trung – ECNU) có trụ sở ở Thượng Hải bờ đông đô thị hóa và giàu có của quốc gia. Thượng Hải bắt đầu phát triển vào cuối thời nhà Thanh (1644–1912) như là một trong những thương cảng chủ yếu của TQ rồi trở thành trung tâm của Trung Quốc hiện đại. Người Anh, người Mỹ và người Pháp đều đã thiết lập tô giới ở Thượng Hải cuối những năm 1840. Thành phố này có những thiết chế làm ăn theo thông lệ quốc tế nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ (Mitter, 2008). Hệ quả của lịch sử này là, Thượng Hải trở thành một thành phố đa văn hóa với bầu không khí thời thuộc địa. ECNU là trường sư phạm hàng đầu ở TQ và là thành viên của cả hai nhóm 985 và 211.

ECNU có 114 quan hệ đối tác chính thức với các trường nước ngoài ở nhiều lục địa: 21 ở Châu Âu; 3 ở Australia; 43 ở Châu Á; 45 ở Mỹ ; và 2 ở Châu Phi (www.ied.ecnu.edu.cn/index_en.asp). Mức độ tập trung của các quan hệ đối tác ở ECNU’s phản ánh quá khứ thuộc địa của nó. Những mối quan hệ lâu dài nhất và phát triển mạnh mẽ nhất là quan hệ với Pháp, Mỹ và Úc. Đối với nước Pháp, ECNU có quan hệ chặt chẽ với Écoles Normales Supérieures đã hơn 20 năm, liên quan tới các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi giáo sư, và hợp tác trong một số chuyên ngành nhất là khoa học và kinh doanh[1]. Đối tác giữa ECNU và La Trobe University ở Australia cũng tương tự và kéo dài đã 14 năm, gắn với hợp tác nghiên cứu và đào tạo xuyên quốc gia, tức sinh viên có thể học hai năm ở ECNU và hoàn tất chương trình cử nhân của họ ở La Trobe, Australia.

Tuy nhiên, đặc điểm đáng quý nhất của các quan hệ đối tác này là sự thiết lập nhiều trung tâm nghiên cứu và giảng dạy với các đối tác quốc tế đặt trong trường hoặc gần trường ở Thượng Hải. Năm 2006 ECNU mở một “công viên giáo dục quốc tế” nhằm thu hút các trường ĐH nổi tiếng trên thế giới đến lập cơ sở và các trung tâm giảng dạy của họ ở TQ”[2]. Từ đó đến nay nó đã thu hút hơn một ngàn sinh viên quốc tế. Écoles Normales Supérieures cũng lập một trường liên kết sau ĐH, Trường Kinh doanh EMLYON (France) thiết lập cơ sở của họ trên đất của ECNU, và hợp tác với Hoa Kỳ cũng rất mạnh mẽ thể hiện qua việc thành lập ĐH New York University ở Thượng Hải, một dự án liên kết Mỹ Trung đầu tiên. Cách tiếp cận của ECNU với vấn đề đối tác là đưa thế giới đến với Thượng Hải, và lịch sử cũng như quá khứ đa văn hóa của thành phố Thượng Hải đã giúp việc này dễ dàng hơn.

Đáng lưu ý là ECNU cũng xây dựng những hình thức đối tác mới với các nước phát triển ở châu Á, châu Mỹ Latin, và châu Phi. Năm 2015 họ mở chương trình Thạc sĩ Giáo dục cho Các nước Đang phát triển nhằm vào các trường ĐH ở Tanzania, Ethiopia, Jordan, và Chile. ECNU có một mục tiêu rõ ràng là thiết lập những gắn bó song phương chặt chẽ với ASEAN. Họ cũng có tham vọng xây dựng vai trò một đầu mối cung ứng giáo dục cho các nước phát triển, cạnh tranh với sự thống trị phương Tây trong việc gây ảnh hưởng với các nước đang phát triển nhằm mở rộng “quyền lực mềm” của TQ. (Nye, 1990).

Xiamen University: Tiếp cận Châu Á

Xiamen University (XMU) là một trường ĐH nghiên cứu có uy tín và thứ hạng cao, là thành viên của cả hai nhóm 985 và 211. Nó được Tan Kah Kee, một doanh nhân người TQ ở hải ngoại và là một nhà từ thiện ở khu vực Đông Nam Á thành lập năm 1921. Đó là trường ĐH đầu tiên do một người TQ ở hải ngoại lập ra. Xiamen ở phía bắc east coast tỉnh Fujian, đông nam TQ và là nơi có nhiều cộng đồng người Hoa hải ngoại ở Đông Nam Á. Thành phố này nằm gần Đài Loan và về mặt lịch sử nó là nơi diễn ra những mâu thuẫn giữa Đài Loan và Trung Quốc, mặc dù đã có một quan hệ hòa bình hơn từ năm 2015 với cuộc họp lịch sử giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Mã Anh Cửu vào tháng 11 (BBC News, 2015).

Cũng như ECNU, XMU có một danh sách dài các mối quan hệ đối tác với các trường quốc tế. Trang web XMU cho thấy nó có 157 quan hệ đối tác chính thức: 47 ở Europe; 9 ở Australia và New Zealand; 68 ở Châu Á; 29 ở Bắc Mỹ; và 4 ở Châu Phi[3]. Sự tập trung quan hệ đối tác với châu Á (68 quan hệ châu Á so với 43 ở ECNU), phản ánh cả vị trí địa lý của nó ở vùng đông nam TQ gần với biên giới các nước Đông Nam Á, lẫn đặc điểm nhân khẩu học của nó là quê hương của nhiều người Hoa sinh sống ở các nước Đông Nam Á. XMU tỏ ra hướng về châu Á, bên cạnh thế mạnh của nó trong các quan hệ đối tác với các trường Châu Âu. XMU có ít quan hệ với Hoa Kỳ hơn so với ECNU. Thật lý thú khi ta lưu ý rằng XMU có 22 quan hệ đối tác với các trường ĐH Đài Loan, phản ánh mức độ nổi bật của vị trí địa lý của thành phố trong mối quan hệ với Đài Loan. Điều này cho ta thấy rõ vai trò của địa chính trị trong việc phát triển các mối quan hệ hợp tác.

Một yếu tố nổi bật trong các quan hệ đối tác của XMU là cách tiếp cận hướng tới Đông Nam Á của nó. XMU là trường ĐH TQ đầu tiên xây dựng cơ sở đào tạo ở nước ngoài. Năm 2014 Xiamen University mở cơ sở đào tạo ở Malaysia nằm ở tây nam Kuala Lumpur. Cũng như chi nhánh của Nottingham University mở tại Ningbo ở China, kiến trúc của cơ sở mới phản ánh đặc trưng của XMU ở Xiamen. Bằng cấp, chương trình ở đây nhất quán với cơ sở chính XMU và tất cả được dạy bằng tiếng Anh. Sinh viên chủ yếu là từ TQ, Malaysia, và các nước Châu Á khác[4]. XMU đang tạo ra một tiền lệ quan trọng trong việc hợp tác với Malaysia và đào tạo xuyên quốc gia. Đây cũng là một sự kiện đánh dấu sự thay đổi trong chính sách giáo dục của TQ và một lần nữa minh họa những thay đổi trong bức tranh GD ĐH của TQ, nhất là trong quan hệ với các nước khác.

Kết luận

Tuy một số đặc điểm của toàn cầu hóa đang thúc đẩy những xu hướng chung của GD ĐH trên toàn cầu, nhưng rõ ràng là những khác biệt giữa các địa phương vẫn đang tiếp diễn (Ng, 2012). Mặc dù bị dẫn dắt bởi thị trường và bởi bảng xếp hạng toàn cầu, những mối quan hệ đối tác trong GD ĐH cũng bị ảnh hưởng bởi những kết hợp phức tạp của bối cảnh văn hóa xã hội và địa lý. Những trường như East China Normal và Xiamen University chịu ảnh hưởng của lịch sử và cộng đồng dân cư, xây dựng các quan hệ đối tác dựa trên những truyền thống hỗ trợ cho sự hợp tác ấy. Bức tranh này tuy thế có ít nhiều mâu thuẫn, vì TQ vẫn còn lối tư duy muốn “bắt kịp” thế giới và nhắm tới mục đích các trường tinh hoa của họ phải là đối tác của những trường danh giá của phương Tây như Oxford hay Yale (Yang and Xie, 2015). Những nhân tố văn hóa và xã hội địa phương sẽ tiếp tục có những tác động tới sự phát triển quan hệ đối tác của các trường.

Chính sách mở cửa có tạo điều kiện cho sinh viên những vùng nông thôn của TQ có thể vào được ĐH, nhưng nghiên cứu cho thấy thanh niên nông thôn có ít thuận lợi hơn nhiều so với dân thành thị trong việc vượt qua kỳ thi tuyển sinh ĐH (Chiang et al., 2015). Những trường ĐH tinh hoa nhất nằm ở những vùng đô thị hóa cao nhất và giàu có nhất, gợi ý nhu cầu tăng cường khả năng dịch chuyển dân cư ở những vùng nông thôn (Yang, 2014). Tuy khả năng tiếp cận giáo dục ở nông thôn TQ đã được cải thiện rất nhanh trong những năm gần đây (Chiang et al., 2012), sự vận động về địa lý và hiện tượng nhập cư được coi là bắt buộc để có thể tiếp cận giáo dục chất lượng cao (Yang, 2014; Kong, 2010). Sự phân bố không đều các trường tinh hoa ở các tỉnh và các vùng khác nhau của TQ có thể đóng vai trò tiếp tục tạo ra bất bình đẳng mặc dù cần công nhận rằng nó có thể là do những yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội phức tạp hơn và rộng lớn hơn nhiều so với những gì được trình bày trong bài này.

Điều quan trọng cần lưu ý là những quan hệ và đối tác đang thay đổi giữa các trường ĐH trên toàn cầu không chỉ là vấn đề cạnh tranh giữa các trường và các nước, mà như Marginson (2014) đã nêu ra, nó có một tác động đến cương vị xã hội của con người, khát vọng giáo dục của họ và rộng hơn là cả cuộc đời họ.

Như Yang đã chỉ ra trong bối cảnh của TQ: “Cấu trúc thứ bậc của hệ thống giáo dục, đi đôi với những vận động liên quan tới việc tham gia vào hệ thống giáo dục đã hình thành nên những hình dung chính trị và xã hội của những công dân sống ở khu vực ngọai vi, nơi những mối liên hệ với nhà nước trung ương khá là yếu (Yang 2014: 1)

Lời cảm ơn
Tác giả xin cảm ơn sự hỗ trợ của các nghiên cứu sinh Shanshan Guan, Jie Ma, và Lu Wang trong việc tiếp cận và dịch tài liệu từ trang web của Bộ GD TQ. Cả ba người là nghiên cứu sinh tiến sĩ của Khoa Giáo dục, University of Hull, theo học với học bổng của TQ.
Về tác giả:

Catherine Montgomery là giáo sư chuyên về GD ĐH quốc tế của Khoa Giáo dục, University of Hull. Bà là chuyên gia về giáo dục quốc tế và so sánh với mố quan tâm cụ thể về giáo dục quốc tế và xuyên quốc gia ở Trung Quốc, Hong Kong, và Vietnam. Ấn phẩm mới nhất của bà là ‘Sự định vị xuyên quốc gia và xuyên văn hóa trong toàn cầu hóa GD ĐH” Routledge xuất bản năm 2015, và đồng tác giả bài báo “Hiểu biết về bức tranh toàn cảnh của GD ĐH xuyên quốc gia: Thay đổi trong cách định vị và sự phức tạp của các quan hệ đối tác” in trong tập san Journal of Learning and Teaching in the Social Sciences (2015).

Tư liệu tham khảo

Altbach, P.G., and Bassett, R.M. (2014) ‘Nix the BRICs:At least for the higher education debate’. International Higher Education, 77, 2–5.

BBC News (2015) ‘China and Taiwan leaders hail historic talks’. Online. www.bbc.co.uk/news/world- asia-34742680 (accessed 8 February 2016).

Bennell, P., and Pearce, T. (2003) ‘The internationalisation of higher education: Exporting education to developing and transitional economies’. International Journal of Educational Development, 23 (2), 215–32.

Caruana, V., and Montgomery, C. (2015) ‘Understanding the transnational higher education landscape: Shifting positionality and the complexities of partnership’. Learning and Teaching: The International Journal of Higher Education in the Social Sciences, 8 (1), 5–29.

Chiang, T.-H., Meng, F., Ye, F., and Yan, L.. (2015) ‘Globalisation and elite universities in China’. In Zanten, A., Ball, S., and Darchy-Koechlin, B. (eds). World Yearbook of Education 2015. New York: Routledge, 111–26.

Chiang,Y., Hannum, E., and Kao, G. (2012) ‘Who goes, who stays, and who studies? Gender, migration, and educational decisions among rural youth in China’. International Journal of Chinese Education, 1 (1), 106–31.

China Alumni Network (2014) ‘Chinese Universities Evaluation Report’ (2014 nian Zhongguo Daxue Pingjia Yanjiu Baogao). Online. www.cuaa.net/ (accessed 26 May 2015).

Djerasimovic, S. (2014) ‘Examining the discourses of cross-cultural communication in transnational higher education: From imposition to transformation’. Journal of Education for Teaching, 40 (3), 204–16.

East China Normal University partnership data. Online. www.ied.ecnu.edu.cn/list_en.asp?class=79.87 and www.ied.ecnu.edu.cn/index_en.asp (accessed 16 November 2015).

Fang, W. (2012) ‘The development of transnational higher education in China: A comparative study of research universities and teaching universities’. Journal of Studies in International Education, 16 (1), 5–23.

Filippakou, O., and Tapper, T. (2015) ‘Mission groups and the new politics of British higher education’. Higher Education Quarterly, 69 (2), 121–37.

Gunn, A., and Mintrom,, M. (2013) ‘Global university alliances and the creation of collaborative advantage’.

Journal of Higher Education Policy and Management, 35 (2), 179–92.

HESA (Higher Education Statistics Agency) (2015) Online. www.hesa.ac.uk/ (accessed 10 January 2016). Horta, H. (2009) ‘Global and national prominent universities: Internationalization, competitiveness and the

role of the State’. Higher Education, 58 (3), 387–405.

Hou, J., Montgomery, C., and McDowell, L. (2014) ‘Exploring the diverse motivations of transnational higher education in China: Complexities and contradictions’. Journal of Education for Teaching, 40 (3), 300–18.

Huang, F. (2006) ‘Introduction’. In Huang, F. (ed.) Transnational Higher Education in Asia and the Pacific Region (RIHE International Publication Series, no. 10, v–vi). Online. www.academia.edu/11790070/ Transnational_Higher_Education_in_Asia_and_the_Pacific_Region (accessed 10 January 2016).

— (2007) ‘Internationalization of higher education in the developing and emerging countries: A focus on transnational higher education in Asia’. Journal of Studies in International Education, 11 (3–4), 421–32.

Kehm, B. (2014) ‘Global university rankings – Impacts and unintended side effects’. European Journal of

Education, 49 (1), 102–12.

Kong, P.A. (2010) ‘“To walk out”: Rural parents’ views on education’. Gansu Survey of Children and Families

Papers. Online. http://repository.upenn.edu/gansu_papers/28 (accessed 28 July 15).

Locke, W. (2014) ‘The intensification of rankings logic in an increasingly marketised higher education environment’. European Journal of Education, 49 (1), 77–90.

Marginson, S. (2014) ‘University rankings and social science’. European Journal of Education, 49 (1), 45–59.— (2015) ‘Is this the death of the equal opportunity era?’ University World News, May 1, Issue 365. Online. www.universityworldnews.com/article.php?story=2015042917124158 (accessed 10 January 2016).

Ministry of Education of the People’s Republic of China (MoE) (2013a) ‘Current situation of Chinese–foreign transnational education since the implementation of the National Medium and Long Term Program for Education Reform and Development’. Online. www.moe.gov.cn/publicfiles/business/htmlfiles/moe/ s7598/201309/156992.html (accessed 13 January 2014).

— (2013b) ‘Number of higher education institutions’. Online. www.moe.edu.cn/publicfiles/business/

htmlfiles/moe/s8494/201412/181729.html (accessed 26 May 2015).

— ‘Introduction of “211 Project”’ (‘211 Gongcheng’ Jianjie). Online. www.moe.edu.cn/publicfiles/business/

htmlfiles/moe/moe_846/200804/33122.html (accessed 25 March 2015).

— ‘Introduction of “985 Project”’ (‘985 Gongcheng’ Jianjie). Online. www.moe.gov.cn/publicfiles/business/

htmlfiles/moe/s6183/201112/128828.html (accessed 25 March 2015).

Mitter, R. (2008) Modern China: A very short introduction. Oxford: Oxford University Press.

National Bureau of Statistics of China (2011) ‘新生代農民工的數量、結構和特點’. Online. www.stats.gov.

cn/tjfx/fxbg/t20110310_402710032.htm (accessed 30 October 2011).

Ng, S.W. (2011) ‘Can Hong Kong export its higher education services to the Asian markets?’ Educational

Research for Policy and Practice, 10 (2), 115–31.

— (2012) ‘Rethinking the mission of internationalization of higher education in the Asia-Pacific region’.

Compare: A Journal of Comparative and International Education, 42 (3), 439–59.

Nye, J.S. (1990) Bound to Lead:The changing nature of American power. New York: Basic Books.

Oleksiyenko, A. (2014) ‘Reconciling tensions between excellence, access and equity in multilateral R&D

partnerships: A Canadian collaborators’ perspective’. Higher Education Policy, 28 (2), 197–214.

— (2015) ‘Internationalization legacies and collaboration challenges: Post-imperial hybrids and political fallouts in Russian higher education’. Frontiers of Education in China, 10 (1), 23–45.

—, and Yang, R. (2015) ‘Nix the BRICs? Competitive and collaborative forces in the ostensibly “blocalized”

higher education systems’. Frontiers of Education in China, 10 (1), 1–6. Shen, J. (2015) ‘Map of China’s provinces’. Online. www.grm.cuhk.edu.hk/~jfshen/ (accessed27 July 2015).

Trahar, S. (2015) ‘Learning and teaching on transnational higher education programmes in Hong Kong’.

Learning and Teaching:The International Journal of Higher Education in the Social Sciences, 8 (1), 95–112. Travel China Guide (2015) ‘Map of China Provinces & Cities’. Online. www.travelchinaguide.com/map/

china_map.htm (accessed 24 January 2016).

Waugh, D. (2009) Geography: An integrated approach. 4th ed. Cheltenham: Nelson Thornes.

Xiamen University Webpages (2014) www.ice.xmu.edu.cn/english/showinfo.aspx?info_id=33 And wwwnewseng.xmu.edu.cn/s/212/t/702/a/153660/info.jspy (accessed 16 November 2015).

Yang, P. (2014) ‘Empire at the margins: Compulsory mobility, hierarchical imaginary, and education in China’s ethnic borderland’. London Review of Education, 12 (1), 5–19.

Yang, R., and Xie, M. (2015) ‘Leaning towards the centers: International networking at China’s five C9 league universities’. Frontiers of Education in China, 10 (1), 66–90

Related articles in London Review of Education

This paper was published in a special issue entitled ‘Higher education policy-making in an era of increasing marketization’, edited by Ourania Filippakou. The other articles in that issue are as follows (links unavailable at time of publication):

 

Ainley, P. (2016) ‘The Business Studies University: Turning higher education into further education’. London

Review of Education, 14 (1).

Caruana, V. (2016) ‘Researching the transnational higher education policy landscape: Exploring network power and dissensus in a globalizing system’. London Review of Education, 14 (1).

Dennis, C.A. (2016) ‘Further education colleges and leadership: Checking the ethical pulse’. London Review of Education, 14 (1).

Filippakou, O., and Tapper, T. (2016) ‘Policy-making and the politics of change in higher education: The new

1960s universities in the UK, then and now’. London Review of Education, 14 (1).

Marginson, S. (2016) ‘Foreword: The partial shift from public to private goods in UK higher education’.

London Review of Education, 14 (1).

Palfreyman, D., and Tapper, T. (2016) ‘The marketization of English higher education and the financing of tuition fees’. London Review of Education, 14 (1).

Parry, G. (2016) ‘College higher education in England 1944–1966 and 1997–2010’. London Review of Education,

14 (1).

Salter, B., Filippakou, O., and Tapper, T. (2016) ‘Expanding the English medical schools: The politics of knowledge control’. London Review of Education, 14 (1).

Temple, P., Callender, C., Grove, L., and Kersh, N. (2016) ‘Managing the student experience in English higher education: Differing responses to market pressures’. London Review of Education, 14 (1).

Temple, P., and colleagues (2016) ‘David Watson 1949–2015: A life in higher education’. London Review of

Education, 14 (1).

Williams, G . (2016) ‘Higher education: Public good or private commodity?

[1] (www.ied.ecnu.edu. cn/list_en.asp?class=79.87).

[2] (www. ied.ecnu.edu.cn/list_en.asp?class=79.87)

[3] (www.ice.xmu.edu.cn/english/ showinfo.aspx?info_id=33)

[4] (wwwnewseng.xmu.edu.cn/s/212/ t/702/a/153660/info.jspy).

 

TIN LIÊN QUAN TIN TỨC

Tại sao chỉ nên lựa chọn Dịch thuật ADI?

Tại sao chỉ nên lựa chọn Dịch thuật ADI?

Với kinh nghiệm dịch thuật công chứng hơn 8 năm, Công ty dịch thuật công chứng và phiên dịch ADI đã xây dựng được các quy trình làm việc theo hệ thống tiêu chuẩn EN 15038:2006

Sự khác biệt của chúng tôi

Sự khác biệt của chúng tôi

Quy trình dịch thuật và xử lý tài liệu của khách hàng tại Dịch thuật ADI được diễn ra một cách khoa học và chuyên nghiệp.

Giấy ủy quyền rút tiền tiết kiệm và các thủ tục liên quan

Giấy ủy quyền rút tiền tiết kiệm và các thủ tục liên quan

Nếu khách hàng muốn nhờ người thân rút hộ sổ tiết kiệm khi không thể tự tới ngân hàng để giao dịch. Lúc này yêu cầu phải có mẫu giấy ủy quyền rút sổ tiết kiệm theo đúng quy định. Vậy bạn đã biết gì về hình thức ủy quyền rút hộ sổ tiết kiệm này chưa. Muốn giao dịch thuận lợi cần phải chuẩn bị những giấy tờ như thế nào?

VUI BUỒN DỊCH THUẬT

VUI BUỒN DỊCH THUẬT

Có lẽ ai cũng công nhận dịch thuật tài liệu khoa học là một việc khó, trước hết là do thiếu chuẩn mực về thuật ngữ khoa học. Ngôn ngữ là một hiện tượng phát triển không ngừng, một số từ chết đi do không ai dùng nữa, nhiều từ mới nảy sinh do nhu cầu diễn đạt những khái niệm mới, đặc biệt là trong khoa học.

Kinh doanh ấn phẩm khoa học

Kinh doanh ấn phẩm khoa học

Đánh giá khoa học là một công việc rất quan trọng, vì nó tạo ra thái độ và cách xử sự của giới nghiên cứu, qua đó định hình con đường phát triển của khoa học.

Bắc lại cây cầu đã gãy

Bắc lại cây cầu đã gãy

Từ bao giờ ta không còn thấy mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ học sinh và thầy cô giáo, cũng như nhà trường nói chung, là một sự hiển nhiên nữa?

Tự chủ của ĐH công có khác tự chủ của ĐH tư?

Tự chủ của ĐH công có khác tự chủ của ĐH tư?

Hiện nay, trong xu hướng đấu tranh đòi quyền tự chủ của các trường ĐH, có người đặt câu hỏi rồi đây các trường công sẽ phải tự đứng trên đôi chân mình, không còn kinh phí vận hành do ngân sách cấp như trước, thì liệu ĐH công tự chủ của VN có còn là của nhà nước 100%?

Làm sao để thành công với nghề dịch thuật tại Việt Nam

Làm sao để thành công với nghề dịch thuật tại Việt Nam

Nghề dịch thuật ở nước ta trong những năm qua có những bước phát triển và được đánh giá có triển vọng phát triển cao nhưng không phải ai cũng có thể theo nghề và thành công với nghề nghiệp này. Dịch thuật và giáo dục ADI phân tích một vài góc nhìn về nghề dịch thuật ở nước ta:

Tất tần tật về điều kiện, thủ tục và chi phí đổi bằng lái xe cho người nước ngoài tại Hà Nội

Tất tần tật về điều kiện, thủ tục và chi phí đổi bằng lái xe cho người nước ngoài tại Hà Nội

Bạn là người Việt Nam muốn đổi bằng lái xe quốc tế để đi du lịch, thăm thân tại 80 quốc gia theo quy định về giá trị bằng lái xe Việt Nam? Hoặc bạn là người nước ngoài muốn thuận lợi sử dụng các phương tiện giao thông tại quốc gia khác mà không am hiểu các thủ tục hay gặp rào cản ngôn ngữ hoặc không có thời gian thực hiện hồ sơ, thủ tục?

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

 

Lấy chữ Tín, Tâm là một trong những nền tảng quan trọng trong kinh doanh, thượng tôn pháp luật và duy trì đạo đức nghề nghiệp , Đến với chúng tôi, bạn có thể tìm được mong muốn và phù hợp nhất với bản thân